Liên hệ với chúng tôi
Tìm tài sản (Có 1.035 tài sản đang giao dịch.)
 

Bất động sản tại Đắk Lắk

tháng 09/2024, có 0 sản phẩm đang Bán
Khám phá thêm xu hướng tìm kiếm từ khóa Bất động sản bán tại Đắk Lắk với Google Trends

Đắk Lắk - điểm đến mới của các nhà đầu tư

  

Là một tỉnh miền núi có nền kinh tế phát triển năng động của vùng đất Tây Nguyên, Đắk Lắk đang dần chứng tỏ vị thế, nơi đất lành đầy thu hút với đà phát triển mạnh mẽ, thu hút các dòng đầu tư ồ ạt đổ về và các khu đô thị đồng bộ mọc lên giữa đất trời cao nguyên lộng gió.

 

Đắk Lắk - Đô thị vươn cao

 

Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng có diện tích tự nhiên là 13.125 km2 và dân số gần 1,8 triệu người. Phía bắc giáp với tỉnh Gia Lai. Phía nam giáp với 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông. Phía đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Phía tây có đường biên giới chung với Campuchia.

 

Với vị trí trung tâm của vùng đất Tây Nguyên, cùng với những kết nối tuyệt vời nhờ hệ thống hạ tầng giao thông hoàn chỉnh liên kết từ bắc chí Nam, sức ảnh hưởng của Đắk Lắk đối với vùng đất Tây Nguyên ngày càng lớn, nhiều lĩnh vực có sức vươn ra tầm khu vực, quốc gia, quốc tế. Những thành quả đó tạo dấu ấn và động lực quan trọng để tỉnh Đắk Lắk bước vào một giai đoạn phát triển mới, bứt phá đi lên. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh này bình quân 5 năm đạt 8,75%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng khá, năm 2020 ước đạt 62.500 tỷ đồng, gấp 1,52 lần so với năm 2015. Hiện nay lĩnh vực nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đang được cơ cấu lại theo hướng chất lượng cao, đổi mới tổ chức sản xuất, liên kết, hợp tác sản xuất theo hướng an toàn, có chứng nhận. Bên cạnh đó, các cụm công nghiệp cũng dần hình thành, tiếp thêm động lực kinh tế cho toàn tỉnh, đồng thời thu hút mạnh mẽ dòng đầu tư nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bất động sản - một lĩnh vực đang ngày càng sôi động, đặc biệt tại thành phố lớn nhất Tây Nguyên mang tên Buôn Ma Thuột.

 

Buôn Ma Thuột là một thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk với diện tích hơn 370 km2, dân số hơn 500.000 người. Đây là thành phố được mệnh danh là một Việt Nam thu nhỏ có 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên toàn quốc, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai,…

 

 

Buôn Ma Thuột là thành phố lớn nhất  Tây Nguyên, đồng thời cũng là đô thị miền núi có dân số cao nhất Việt Nam

 

 

Với hệ sinh thái tự nhiên đa dạng trên nền đất bazan màu mỡ, Buôn Ma Thuột không chỉ nổi tiếng với mỹ danh Thủ phủ cà phê cùng văn hóa cà phê đậm đà, quyến rũ mà còn sở hữu một sức sống dồi dào và nhiều tiềm năng phát triển, xứng danh thành phố lớn nhất Tây Nguyên. Theo đó, quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Buôn Ma Thuột, thủ phủ của tỉnh Đăk Lăk sẽ trở thành đô thị trung tâm, trăm nơi hội tụ của vùng đất Tây Nguyên Việt Nam.

 

Từ một vùng đất hoang sơ, là nơi “rừng thiêng nước độc”, Buôn Ma Thuột hôm nay đã mạnh mẽ vươn mình với diện mạo đô thị mới, phát triển và thu hút hàng ngàn tỷ đồng trong suốt 10 năm qua (giai đoạn 2010 - 2020). Nhiều dự án lớn đã hoàn thành như nâng cấp Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, tuyến đường Hồ Chí Minh, xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên… góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng cũng như vùng Tây Nguyên nói chung. Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế của Buôn Ma Thuột bình quân hàng năm đạt trên 13%, mức cao so với các địa phương khác trong cả nước.

 

Buôn Ma Thuột được xây dựng và phát triển trên cơ sở khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, vị trí là trung tâm vùng và đầu mối giao thương, hợp tác trong khu vực tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung phát triển công nghiệp chế biến, năng lượng sạch, phát triển dịch vụ, du lịch theo hướng xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc riêng vùng Tây Nguyên, đồng thời sẽ đầu tư lên quy mô cấp vùng một số lĩnh vực như du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; ….

 

Bên cạnh thế mạnh chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su,  Thành phố Buôn Ma Thuột đã hình thành cụm công nghiệp Tân An, Khu công nghiệp Hòa Phú làm đầu tàu phát triển công nghiệp.

 

Ngoài ra, Buôn Ma Thuột cũng đã, đang và sẽ trong thập kỷ vươn cao với gần 60 dự án phát triển đô thị đã và đang triển khai, với một loạt trường học, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa mang tầm cỡ khu vực Tây Nguyên,... 

 

Với vị trí thuận tiện, điều kiện giao thông kết nối hoàn mỹ, nền kinh tế phát triển năng động, cũng như quỹ đất rộng cho những dự án quy mô đầy tham vọng, Buôn Ma Thuột nói riêng và Đắk Lắk nói chung chính là một “mảnh đất màu mỡ” thu hút nhiều ông lớn trong ngành bất động sản đổ về.

 

Đắk Lắk đang trở thành “điểm sáng” mới trên bản đồ bất động sản

 

Thị trường bất động sản Tây Nguyên gần đây không ngừng ghi nhận sự ồ ạt của dòng tiền và nhiều dự án trung - cao cấp đổ về Đắk Lắk, đặc biệt là thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2019, UBND tỉnh Đắk Lắk đã trao Quyết định Chủ trương đầu tư cho 40 dự án với tổng vốn đăng ký là 71.619 tỷ đồng. Đó là kết quả của quá trình chuyển hướng đầu tư về các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế khi quỹ đất tại các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng trở nên chật hẹp, khan hiếm mà giá đất lại ngày càng tăng cao, sự quá tải hạ tầng xã hội ngày càng nghiêm trọng.

 

 

Quy hoạch đồng bộ, hạ tầng phát triển là một trong những yếu tố giúp thị trường bất động sản Đắk Lắk cất cánh

 

 

Trong khi đó, bất động sản Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn mới với  đà tăng trưởng mạnh, quỹ đất dồi dào và tốc độ phát triển kinh tế không ngừng gia tăng. Đặc biệt, là một tâm điểm giàu tiềm năng của vùng đất Tây Nguyên, Đắk Lắk được đánh giá là sở hữu nhiều lợi thế để trở thành địa hạt màu mỡ trong mắt các chủ đầu tư và khả năng sinh lời của ngành bất động sản.

 

Có thể thấy, hiện nay, giá đất tại Đắk Lắk  hiện vẫn ở ngưỡng thấp, quỹ đất còn dồi dào, mức độ cạnh tranh về nguồn cung chưa lớn, khả năng sinh lời cao. Cho nên, không có gì ngạc nhiên khi thị trường bất động sản tỉnh thành này được ví như một “miếng bánh ngon” mà các chủ đầu tư ai cũng muốn bước chân vào.

 

Hơn nữa, Đắk Lắk đã nằm trong định hướng phát triển, xây dựng các khu đô thị bài bản. Theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 sẽ có 117 đô thị trên cơ sở nâng cấp từ 89 đô thị, xây dựng mới 28 đô thị. Trong kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đắk Lắk  đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đây sẽ là  tỉnh thành trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đó là lý do khiến các nhà đầu tư không thể bỏ lỡ cơ hội thăm dò, tìm kiếm cơ hội sinh lời của mình tại tỉnh thành cao nguyên lộng gió này.

 

Hiện tại, Đắk Lắk đang bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ mới, đẩy mạnh quy hoạch đồng bộ hạ tầng đô thị, những dự án đầu tiên đi tiên phong về đô thị xanh, thông minh, đầy đủ hạ tầng, tiện ích chắc chắn sẽ đánh vào nhu cầu thực, hiện hữu của tầng lớp trung lưu hiện nay.

 

Chưa kể đến, hệ thống hạ tầng của Đắk Lắk cơ bản đã được hoàn thiện, khiến nơi này trở thành một sân chơi hấp dẫn của các nhà đầu tư. Đơn cử tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang đang lựa chọn phương án triển khai. Tỉnh Đắk Lắk cũng đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình dự án trọng tâm như tuyến đường vành đai phía Đông, phía Tây 2, nâng cấp mở rộng quốc lộ 29, xây dựng cao tốc Buôn Ma Thuột - Liên Khương (Lâm Đồng); phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế... Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng sự chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp là yếu tố đảm bảo môi trường đầu tư ổn định.

 

 

Những dòng sản phẩm trung - cao cấp là dòng sản phẩm hấp dẫn có khả năng sinh lời cao

 

 

Có thể nói, trong đà phát triển của bất động sản Đắk Lắk, dòng bất động sản trung và cao cấp đang có triển vọng sinh lời cao và ổn định nhất. Theo thống kê, những dự án được quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ đang dẫn dắt thị trường bất động sản Đắk Lắk  với tỷ lệ hấp thụ đạt 70 - 80%. Sở dĩ phân khúc này có tỷ lệ hấp thụ tốt là do Buôn Ma Thuột sở hữu tiềm lực của một đô thị có quy mô dân số đông, điều kiện kinh tế cũng như thu nhập bình quân đầu người ở mức cao so với khu vực. Người dân đã tích luỹ tài sản trong thời gian dài, chất lượng cuộc sống được nâng cao, cải thiện, dẫn đến nhu cầu về nhà ở cao cấp, không gian sống hiện đại trở thành xu hướng dẫn đầu thị trường phố núi.

 

 Dòng sản phẩm bất động sản cao cấp, tích hợp không gian sống hiện đại, gồm công viên, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí… luôn nằm trong giỏ hàng “đắt” khách, tiêu biểu  như dự án khu đô thị EcoCity Premia của Tập đoàn Capital House hay dự án Thành phố Cà phê của tập đoàn Trung Nguyên Legend. Nhiều dự báo cho rằng, dòng sản phẩm này sẽ dẫn dắt thị trường và thu hút dòng tiền đầu tư mạnh mẽ trong năm 2021.

 

 

Thành phố Cà phê của Trung Nguyên Legend đang là một trong những dự án dẫn đầu cơn sốt bất động sản tại thành phố này

 

 

Đây là dòng sản phẩm nằm trong những dự án có tính đồng bộ cao về hạ tầng cơ sở dịch vụ, kĩ thuật cho nên có tỷ lệ thanh khoản tốt. Giá trị gia tăng của bất động sản sẽ đẩy lên nhanh, bền vững nhờ sự an toàn về pháp lý và môi trường sống chất lượng bền vững. Đây đồng thời cũng là dòng sản phẩm được đánh giá là sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột trong thời gian dài và không ngừng thu hút dòng đầu tư.






 

Không có tài sản nào được tìm thấy